Ngày 28/3, một số nguồn tin giấu tên ở Mỹ đã tiết lộ với tờ New York Times rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã không tìm thấy bất cứ chứng cứ tội phạm nào từ ổ cứng và bộ giả lập bay thu được tại nhà của hai phi công trên máy bay MH370.
Theo 2 nguồn tin thân cận với cuộc điều tra của FBI, các thông tin do đặc vụ Mỹ thu được trên các ổ cứng này hầu như không cung cấp manh mối cụ thể nào để có thể lý giải được cho sự biến mất bí ẩn của MH370.
Báo Mỹ: Ổ cứng của cơ trưởng MH370 “sạch sẽ” - 1
Bộ giả lập bay tại nhà cơ trưởng MH370
Tuy nhiên, một nguồn tin từng hoạt động trong lực lượng hành pháp Mỹ cho biết điều này không có nghĩa là những dữ liệu đó sẽ bị gạt qua một bên.
Người này nói: “Các dữ liệu trên ổ cứng có thể không quan trọng trong thời điểm hiện nay vì nó được coi là những thông tin phụ, tuy nhiên nó có thể sẽ hữu ích cho cuộc điều tra trong một ngày nào đó.”
Hôm 15/3, Malaysia thông báo rằng MH370 đã bị cố tình chuyển hướng bay và họ đang tập trung điều tra nhân thân của 12 thành viên phi hành đoàn và 227 hành khách có mặt trên máy bay.
Cuộc điều tra của phía Malaysia chú trọng nhất vào 2 viên phi công là cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Ab Hamid, vì các điều tra viên cho rằng việc chuyển hướng chiếc Boeing 777 gấp như vậy đòi hỏi phải có kỹ năng và kiến thức hàng không điêu luyện.
Các cơ quan tình báo trên khắp thế giới cũng đã xác nhận rằng toàn bộ 227 hành khách trên máy bay không hề có bất cứ mối liên quan nào tới các tổ chức khủng bố toàn cầu.
Mọi sự nghi ngờ tiếp tục tập trung vào cơ trưởng Shah sau khi cảnh sát Malaysia tịch thu bộ giả lập bay tại nhà ông này và thông báo rằng một số dữ liệu trên ổ cứng đã bị xóa cách đó hơn một tháng. Sau một tuần loay hoay không ra kết quả, Malaysia đành gửi ổ cứng và bộ giả lập bay sang Mỹ để nhờ FBI điều tra.
Báo Mỹ: Ổ cứng của cơ trưởng MH370 “sạch sẽ” - 2
Cơ trưởng Shah của chuyến bay MH370
Hôm qua, Giám đốc FBI James Comey cũng đã tuyên bố rằng các nhân viên của ông sẽ hoàn thành việc khôi phục và phân tích dữ liệu trên ổ cứng trong vòng một hoặc hai ngày tới, tuy nhiên ông không tiết lộ kết quả phân tích sẽ như thế nào.  
Cuộc tìm kiếm máy bay MH370 mất tích hiện đang tập trung tại vùng biển nam Ấn Độ Dương xa xôi, cách thành phố Perth trên bờ biển miền tây nước Úc 2.500 km. Malaysia tin rằng MH370 đã kết thúc hành trình ở đây và toàn bộ người trên máy bay đã thiệt mạng.
Hôm nay, Trung tâm Tình báo Vệ tinh Nội các Nhật Bản cho biết vệ tinh của họ đã chụp ảnh được 10 vật thể đang trôi nổi tại khu vực này. Những vật thể này có chiều dài tới 8 mét và bề rộng khoảng 4 mét, được vệ tinh chụp lại hôm thứ Tư.
Một quan chức chính phủ Nhật cho rằng những vật thể này có thể là mảnh vỡ của MH370 vì chúng được phát hiện rất gần với những vật thể được vệ tinh các nước phát hiện trước đây. Nhật Bản đã trao những thông tin này cho phía Malaysia để nghiên cứu thêm.

Báo Mỹ: Ổ cứng của cơ trưởng MH370 “sạch sẽ”

Ngày 28/3, một số nguồn tin giấu tên ở Mỹ đã tiết lộ với tờ New York Times rằng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã không tìm thấy bất cứ chứng cứ tội phạm nào từ ổ cứng và bộ giả lập bay thu được tại nhà của hai phi công trên máy bay MH370.
Theo 2 nguồn tin thân cận với cuộc điều tra của FBI, các thông tin do đặc vụ Mỹ thu được trên các ổ cứng này hầu như không cung cấp manh mối cụ thể nào để có thể lý giải được cho sự biến mất bí ẩn của MH370.
Báo Mỹ: Ổ cứng của cơ trưởng MH370 “sạch sẽ” - 1
Bộ giả lập bay tại nhà cơ trưởng MH370
Tuy nhiên, một nguồn tin từng hoạt động trong lực lượng hành pháp Mỹ cho biết điều này không có nghĩa là những dữ liệu đó sẽ bị gạt qua một bên.
Người này nói: “Các dữ liệu trên ổ cứng có thể không quan trọng trong thời điểm hiện nay vì nó được coi là những thông tin phụ, tuy nhiên nó có thể sẽ hữu ích cho cuộc điều tra trong một ngày nào đó.”
Hôm 15/3, Malaysia thông báo rằng MH370 đã bị cố tình chuyển hướng bay và họ đang tập trung điều tra nhân thân của 12 thành viên phi hành đoàn và 227 hành khách có mặt trên máy bay.
Cuộc điều tra của phía Malaysia chú trọng nhất vào 2 viên phi công là cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và cơ phó Fariq Ab Hamid, vì các điều tra viên cho rằng việc chuyển hướng chiếc Boeing 777 gấp như vậy đòi hỏi phải có kỹ năng và kiến thức hàng không điêu luyện.
Các cơ quan tình báo trên khắp thế giới cũng đã xác nhận rằng toàn bộ 227 hành khách trên máy bay không hề có bất cứ mối liên quan nào tới các tổ chức khủng bố toàn cầu.
Mọi sự nghi ngờ tiếp tục tập trung vào cơ trưởng Shah sau khi cảnh sát Malaysia tịch thu bộ giả lập bay tại nhà ông này và thông báo rằng một số dữ liệu trên ổ cứng đã bị xóa cách đó hơn một tháng. Sau một tuần loay hoay không ra kết quả, Malaysia đành gửi ổ cứng và bộ giả lập bay sang Mỹ để nhờ FBI điều tra.
Báo Mỹ: Ổ cứng của cơ trưởng MH370 “sạch sẽ” - 2
Cơ trưởng Shah của chuyến bay MH370
Hôm qua, Giám đốc FBI James Comey cũng đã tuyên bố rằng các nhân viên của ông sẽ hoàn thành việc khôi phục và phân tích dữ liệu trên ổ cứng trong vòng một hoặc hai ngày tới, tuy nhiên ông không tiết lộ kết quả phân tích sẽ như thế nào.  
Cuộc tìm kiếm máy bay MH370 mất tích hiện đang tập trung tại vùng biển nam Ấn Độ Dương xa xôi, cách thành phố Perth trên bờ biển miền tây nước Úc 2.500 km. Malaysia tin rằng MH370 đã kết thúc hành trình ở đây và toàn bộ người trên máy bay đã thiệt mạng.
Hôm nay, Trung tâm Tình báo Vệ tinh Nội các Nhật Bản cho biết vệ tinh của họ đã chụp ảnh được 10 vật thể đang trôi nổi tại khu vực này. Những vật thể này có chiều dài tới 8 mét và bề rộng khoảng 4 mét, được vệ tinh chụp lại hôm thứ Tư.
Một quan chức chính phủ Nhật cho rằng những vật thể này có thể là mảnh vỡ của MH370 vì chúng được phát hiện rất gần với những vật thể được vệ tinh các nước phát hiện trước đây. Nhật Bản đã trao những thông tin này cho phía Malaysia để nghiên cứu thêm.
Đọc thêm..
Đó là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” phát trên VTV và Cổng thông tin Chính phủ tối 2/3.
Người dân chúng tôi rất vui mừng khi biết vừa qua, Bộ Y tế đã lập đường dây nóng tại các tuyến bệnh viện, sở và Bộ. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết hiệu quả của đường dây nóng đó như thế nào? Có bao nhiêu phần trăm các ý kiến gọi đến phản ánh về y đức? Và với các trường hợp phản ánh tiêu cực đúng thì Bộ trưởng đã có biện pháp xử lý thế nào? Bộ trưởng có thể kể ra một số trường hợp xử lý cụ thể?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Đường dây nóng là một giải pháp mà Bộ Y tế đã làm rất quyết liệt, để giải tỏa ngay bức xúc của người dân khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
Bộ Y tế nhận cuộc gọi Sở không giải quyết, Sở Y tế nhận cuộc gọi bệnh viện không giải quyết, tại bệnh viện có đường dây nóng của Giám đốc bệnh viện và trưởng khoa điều trị.
Chúng tôi đã sơ kết hai tháng thực hiện đường dây nóng, trong đó khoảng 50% cuộc gọi không đúng nội dung hoặc họ chỉ thử xem có đường dây nóng hay không. Còn lại 50% đúng nội dung chúng tôi cần biết là phản ánh thái độ và quy trình, nếu có cán bộ làm việc tốt thì khen ngợi.
BT Y tế: Bộ gọi điện xuống, trẻ được tiêm ngay - 1
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (Ảnh: Người lao động)
Trong số những cuộc gọi đúng nội dung thì có đến 40% phàn nàn về thái độ không hướng dẫn tỉ mỉ hoặc cáu gắt. Ở đây tất cả các trường hợp ở dưới bệnh viện thì bệnh viện xử, Sở Y tế thì Sở xử ngay, nếu đến Bộ Y tế hoặc chúng tôi gọi điện trực tiếp xử lý, không thì có công văn để Sở Y tế xử lý.
Ví dụ như trường hợp một cháu ở địa phương đi tiêm chủng, nhưng không có vaccine cho về. Qua đường dây nóng trực trên Bộ, Bộ Y tế gọi điện ngay xuống và cháu bé được tiêm ngay.
Hoặc trường hợp một cụ già ở bệnh viện phàn nàn, sau đó Cục quản lý khám chữa bệnh có công văn đến Sở Y tế của tỉnh, Sở Y tế truy ngay được bác sỹ đó. Kết quả xử lý, bác sỹ bị cảnh cáo và chuyển công tác.
Một trường hợp nữa là ở Bạc Liêu, sau hai lần phản ánh qua đường dây nóng hộ lý có nhận tiền của người bệnh đưa thì bị cho thôi việc.
Thời gian tới, Bộ trưởng có biện pháp gì quyết liệt hơn hoặc làm thế nào để phát triển mạnh hơn đường dây nóng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ vừa phát cho mỗi giám đốc bệnh viện một điện thoại di động để thay phiên nhau trực. Đồng thời kết hợp với công ty viễn thông để trong cùng lúc có hàng trăm cuộc điện thoại đến vẫn có thể tiếp nhận và trả  lời.
Với các quy định khen thưởng, kỷ luật trừ tiền lương, tiền thưởng, thậm chí là buộc thôi việc... chúng tôi hy vọng có tác dụng răn đe tốt.
Người dân chúng tôi rất ngại mỗi khi đi khám tại các bệnh viện, vì phải chen chúc, chờ đợi rất lâu, có khi mất cả ngày vẫn chưa được khám. Tôi nghĩ tình trạng quá tải tại các bệnh viện cũng là một phần nguyên nhân khiến một số y tá, bác sỹ mệt mỏi nên có thái độ không được ân cần. Vậy, với cương vị người đứng đầu ngành Y tế, Bộ trưởng có kế hoạch cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, Bộ Y tế đã trình đề án và được Chính phủ phê duyệt Đề án giảm tải bệnh viện với nhiều giải pháp tổng hợp, cùng với đó cũng cần cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Theo đó, phải tăng thêm số giường bệnh. Thứ hai chúng tôi đã xây dựng và triển khai Đề án vệ tinh. Tức là các bệnh viện trên Trung ương chuyển giao kỹ thuật hiện đại cho 45 bệnh viện ở 32 tỉnh. Có nghĩa là sau thời gian 2 - 3 năm, 45 bệnh viện tỉnh này sẽ tự triển khai kỹ thuật đó và bệnh nhân vào không phải chuyển lên tuyến trên nữa.
Hiện tại đối với những chỗ chờ lâu, đúng là đi khám bệnh ngại thật. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1313 cải thiện và mở rộng phòng khám, kê thêm khoa phòng khám bệnh, tăng cường bác sỹ khám sớm hơn, bớt các thủ tục...

BT Y tế: Bộ gọi điện xuống, trẻ được tiêm ngay

Đó là thông tin từ Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” phát trên VTV và Cổng thông tin Chính phủ tối 2/3.
Người dân chúng tôi rất vui mừng khi biết vừa qua, Bộ Y tế đã lập đường dây nóng tại các tuyến bệnh viện, sở và Bộ. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết hiệu quả của đường dây nóng đó như thế nào? Có bao nhiêu phần trăm các ý kiến gọi đến phản ánh về y đức? Và với các trường hợp phản ánh tiêu cực đúng thì Bộ trưởng đã có biện pháp xử lý thế nào? Bộ trưởng có thể kể ra một số trường hợp xử lý cụ thể?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Đường dây nóng là một giải pháp mà Bộ Y tế đã làm rất quyết liệt, để giải tỏa ngay bức xúc của người dân khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
Bộ Y tế nhận cuộc gọi Sở không giải quyết, Sở Y tế nhận cuộc gọi bệnh viện không giải quyết, tại bệnh viện có đường dây nóng của Giám đốc bệnh viện và trưởng khoa điều trị.
Chúng tôi đã sơ kết hai tháng thực hiện đường dây nóng, trong đó khoảng 50% cuộc gọi không đúng nội dung hoặc họ chỉ thử xem có đường dây nóng hay không. Còn lại 50% đúng nội dung chúng tôi cần biết là phản ánh thái độ và quy trình, nếu có cán bộ làm việc tốt thì khen ngợi.
BT Y tế: Bộ gọi điện xuống, trẻ được tiêm ngay - 1
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (Ảnh: Người lao động)
Trong số những cuộc gọi đúng nội dung thì có đến 40% phàn nàn về thái độ không hướng dẫn tỉ mỉ hoặc cáu gắt. Ở đây tất cả các trường hợp ở dưới bệnh viện thì bệnh viện xử, Sở Y tế thì Sở xử ngay, nếu đến Bộ Y tế hoặc chúng tôi gọi điện trực tiếp xử lý, không thì có công văn để Sở Y tế xử lý.
Ví dụ như trường hợp một cháu ở địa phương đi tiêm chủng, nhưng không có vaccine cho về. Qua đường dây nóng trực trên Bộ, Bộ Y tế gọi điện ngay xuống và cháu bé được tiêm ngay.
Hoặc trường hợp một cụ già ở bệnh viện phàn nàn, sau đó Cục quản lý khám chữa bệnh có công văn đến Sở Y tế của tỉnh, Sở Y tế truy ngay được bác sỹ đó. Kết quả xử lý, bác sỹ bị cảnh cáo và chuyển công tác.
Một trường hợp nữa là ở Bạc Liêu, sau hai lần phản ánh qua đường dây nóng hộ lý có nhận tiền của người bệnh đưa thì bị cho thôi việc.
Thời gian tới, Bộ trưởng có biện pháp gì quyết liệt hơn hoặc làm thế nào để phát triển mạnh hơn đường dây nóng?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Bộ vừa phát cho mỗi giám đốc bệnh viện một điện thoại di động để thay phiên nhau trực. Đồng thời kết hợp với công ty viễn thông để trong cùng lúc có hàng trăm cuộc điện thoại đến vẫn có thể tiếp nhận và trả  lời.
Với các quy định khen thưởng, kỷ luật trừ tiền lương, tiền thưởng, thậm chí là buộc thôi việc... chúng tôi hy vọng có tác dụng răn đe tốt.
Người dân chúng tôi rất ngại mỗi khi đi khám tại các bệnh viện, vì phải chen chúc, chờ đợi rất lâu, có khi mất cả ngày vẫn chưa được khám. Tôi nghĩ tình trạng quá tải tại các bệnh viện cũng là một phần nguyên nhân khiến một số y tá, bác sỹ mệt mỏi nên có thái độ không được ân cần. Vậy, với cương vị người đứng đầu ngành Y tế, Bộ trưởng có kế hoạch cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện?
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Để khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, Bộ Y tế đã trình đề án và được Chính phủ phê duyệt Đề án giảm tải bệnh viện với nhiều giải pháp tổng hợp, cùng với đó cũng cần cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Theo đó, phải tăng thêm số giường bệnh. Thứ hai chúng tôi đã xây dựng và triển khai Đề án vệ tinh. Tức là các bệnh viện trên Trung ương chuyển giao kỹ thuật hiện đại cho 45 bệnh viện ở 32 tỉnh. Có nghĩa là sau thời gian 2 - 3 năm, 45 bệnh viện tỉnh này sẽ tự triển khai kỹ thuật đó và bệnh nhân vào không phải chuyển lên tuyến trên nữa.
Hiện tại đối với những chỗ chờ lâu, đúng là đi khám bệnh ngại thật. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1313 cải thiện và mở rộng phòng khám, kê thêm khoa phòng khám bệnh, tăng cường bác sỹ khám sớm hơn, bớt các thủ tục...
Đọc thêm..
Ngày 4/1/2013, một chiếc máy bay nhỏ chở nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Vittorio Missoni và 5 hành khách cất cánh từ đảo Los Roques, băng qua vùng biển Caribe để tới Venezuela thì bất ngờ biến mất trên màn hình radar và không để lại một dấu vết nào.
Chiến dịch tìm kiếm cứu nạn được tổ chức rầm rộ trong suốt nhiều tuần lễ sau đó, nhưng người ta không thể nào phát hiện được dấu tích của chiếc máy bay và thi thể của các nạn nhân.
Ngay lập tức, báo chí và dư luận bắt đầu râm ran tin đồn rằng hiếc máy bay và các hành khách của nó có thể đã trở thành nạn nhân tiếp theo của “lời nguyền Los Roques” - hay còn gọi là lời nguyền Tam giác quỷ Bermuda.
Năm 2008, 14 người thiệt mạng khi một chiếc máy bay thực hiện hành trình tương tự từ Los Roques biến mất. Từ đó đến nay, người ta không thể tìm thấy bất kỳ chiếc máy bay đắm nào, và chỉ một thi thể được tìm thấy - theo VolarenVenezuela, trang web hàng không dân dụng tại Venezuela cho biết.
Những vụ tai nạn và mất tích máy bay trên vùng biển này khiến người ta nhớ đến một câu chuyện đầy kỳ bí về bí mật của vùng biển ngoài khơi Bermuda, và bí mật này bắt nguồn từ một chuyến bay định mệnh của hải quân Mỹ từ năm 1945 mang tên Chuyến bay số 19.
Một buổi chiều nắng đẹp ngày 5/12/1945, một phi đội gồm 5 chiếc máy bay ném bom của Hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Fort Lauderdale ở bang Florida để thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện như thường lệ mang tên Chuyến bay số 19.
Năm chiếc oanh tạc cơ Avenger trang bị ngư lôi với phi hành đoàn 14 người cất cánh lúc 2:10 phút chiều và nhanh chóng hướng ra phía biển. Dưới sự chỉ huy của trung úy Charles Taylor, phi đội thực hiện hành trình bay theo hình tam giác để thực hiện một số bài huấn luyện ném bom tại bãi cạn Hen và Chickens.
5 chiếc oanh tạc cơ Avenger trong chuyến bay định mệnh số 19


Tuy nhiên ngay sau khi thực hiện xong bài tập ném bom, sĩ quan chỉ huy Taylor bị mất phương hướng và không thể xác định được đường bay về căn cứ. Trong thời kỳ Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) chưa ra đời, các phi công lái máy bay bay biển đều phải tự mình xác định phương hướng bằng la bàn và kinh nghiệm bản thân để biết mình đang bay theo hướng nào và ở tốc độ bao nhiêu.
Có vẻ như chiếc la bàn trên máy bay của trung úy Taylor đã bị hỏng một cách bí ẩn. Các cuộc đàm thoại vô tuyến giữa máy bay trong phi đội được ghi lại cho thấy Taylor không mang theo đồng hồ trong chuyến bay này, và anh không biết được thời gian cụ thể. Trong khi đó, việc xác định phương hướng bằng các dấu mốc là vô hiệu giữa đại dương bao la rộng lớn.
Máy bay chỉ huy của Taylor dẫn cả phi đội bay từ hướng này sang hướng khác để tìm đường về căn cứ, trong khi thời tiết trên biển dần một xấu đi và trời càng lúc càng tối.
Đài kiểm soát không lưu tại căn cứ nghe thấy Taylor vạch ra một kế hoạch mạo hiểm cho toàn phi đội, đó là ngay khi mức dầu của chiếc máy bay đầu tiên xuống dưới vạch 40 lít, tất cả 5 máy bay trong phi đội sẽ hạ cánh xuống biển.
Và đó là những lời cuối cùng mà người ta nghe thấy từ Taylor và các thành viên trong Chuyến bay số 19. Toàn bộ 5 chiếc máy bay và 14 phi công đều biến mất một cách bí ẩn trên biển, không để lại bất cứ dấu vết nào.
5 chiếc máy bay biến mất không để lại dấu vết


Các chỉ huy ở căn cứ Fort Lauderdale vô cùng lo lắng. Họ đều biết rằng oanh tạc cơ Avenger là những chiếc máy bay vô cùng ngỗ ngược. Các phi công vẫn thường gọi đùa chúng là những “con chim sắt”, hay “đồ sắt của Grumman”, bởi những chiếc máy bay này có trọng lượng rất nặng, lên tới hơn 4,5 tấn khi không mang theo vũ khí và nhiên liệu.
Sử gia Mark Evans thuộc Viện Lịch sử Hàng không Hải quân Mỹ cho biết: “Máy bay ném bom Avenger được chế tạo giống như những cỗ xe tăng. Đã rất nhiều lần chúng bị tấn công dữ dội trong các trận không chiến và vẫn có thể trở về được căn cứ. Phi công rất thích loại máy bay này.”
Với trọng lượng nặng như vậy, khi hạ cánh xuống biển, máy bay Avenger sẽ va chạm rất mạnh và nhanh với mặt nước, và nguy cơ máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ là rất cao. Ngoài ra, cơ hội sống sót của các phi công hạ cánh giữa biển trong nhiệt độ lạnh giá ban đêm gần như bằng không, và rất có thể xác của họ sẽ bị dạt vào bờ.
Ngay lập tức, một chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn đã được tiến hành cả trên biển và trên đất liền với sự tham gia của một lực lượng rất hùng hậu của hải quân, tuy nhiên họ không tìm thấy bất cứ thi thể hay mảnh vỡ nào của máy bay, cứ như thể cả 5 chiếc Avenger đã bốc hơi vào không khí.
Không chỉ có thế, một trong những chiếc máy bay cứu nạn tham gia chiến dịch này cũng biến mất một cách bí ẩn cùng với 13 thành viên phi hành đoàn tại vùng biển trên. Một chiếc tàu chở hàng ở gần đó cho biết họ nhìn thấy một quả cầu lửa và một vệt dầu loang tại vùng biển mà chiếc máy bay PBM Mariner này biến mất, tuy nhiên lực lượng cứu nạn không hề tìm thấy xác của chiếc máy bay đó.
Trong báo cáo cuối cùng của mình, Hải quân Mỹ cho rằng 5 chiếc oanh tạc cơ trong Chuyến bay số 19 gặp nạn là do lỗi của phi công, tuy nhiên gia đình của trung úy Taylor đã phản đối quyết liệt, và sau vài lần xem xét, phán quyết cuối cùng được đưa ra là “do những nguyên nhân không rõ”.
Sự biến mất đầy thảm khốc và bí ẩn của phi hành đoàn Chuyến bay số 19 đã khiến dư luận nước Mỹ bàng hoàng, và vô vàn câu hỏi đã được đặt ra về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Sau vụ tai nạn thảm khốc này, người ta mới lật lại những vụ việc đầy bí ẩn khác cũng xảy ra tại cùng một khu vực.
Tháng 3/1918, hải quân Mỹ cũng đã chịu tổn thất tại khu vực này khi chiếc tàu chiến USS Cyclops bỗng nhiên bị chìm một cách bí ẩn trong vùng biển nói trên. Đầu năm 1918, tàu Cyclops được cử đến Brazil để tiếp nhiên liệu cho một số tàu chiến Anh đang hoạt động ở phía nam Đại Tây Dương, và sau đó khởi hành từ Rio de Janiero để trở về Mỹ.
Sự mất tích của tàu chiến USS Cyclops là một trong những bí ẩn lớn nhất của biển cả


Tuy nhiên sau khi đi tới Barbados vào ngày 3/3, người ta không nhận được bất cứ tín hiệu liên lạc nào của của Cyclops. Sự mất tích không để lại bất cứ dấu vết nào của Cyclops cùng toàn bộ 306 thủy thủ và hành khách là một trong những bí ẩn lớn nhất của biển cả.
Một bí ẩn khác liên quan đến vùng biển nguy hiểm ngoài khơi nước Mỹ là vụ tàu chở hàng SS Marine Sulphur Queen “bốc hơi” cùng 39 thủy thủ và 15.260 tấn lưu huynh lỏng ở phía nam bờ biển Florida vào năm 1963.
Ngày 4/2/1963, con tàu gửi tín hiệu cuối cùng về đất liền khi đi ngang qua Florida, và sau đó mọi liên lạc với con tàu hoàn toàn bị cắt đứt. Các lực lượng cứu hộ đã phát động chiến dịch tìm kiếm nhưng không hề phát hiện ra dấu tích nào của con tàu và các thủy thủ, ngoài một số mản vỡ và áo phao cứu nạn, như thể con tàu đã biến mất vào không khí.
Mặc dù nhiều giả thuyết đã được đặt ra, nhưng nhiều năm sau vẫn không ai có thể giải thích được nguyên nhân của những vụ mất tích tàu và máy bay bí ẩn này. Đến một ngày tháng 8 năm 1964, nhà văn Vincent Gaddis viết một câu chuyện đăng trên tạp chí Argosy lật lại vụ mất tích bí ẩn của Chuyến bay số 19 và đưa ra thuật ngữ “Tam giác quỷ Bermuda” để giải thích cho nguyên nhân của những tai nạn này.
Vùng biển bí ẩn mang tên Tam giác quỷ Bermuda

Bài báo này ngay lập tức đã làm chấn động dư luận nước Mỹ và thế giới, và “Tam giác quỷ Bermuda” trở thành chủ đề bàn luận vô cùng sôi nổi trên rất nhiều tờ báo, tạp chí, sách và phim ảnh trong thời gian sau đó. Tam giác quỷ Bermuda dần dần được coi là vùng biển nguy hiểm nhất, bí hiểm nhất và mang màu sắc huyền thoại nhất thế giới, với vô số giả thuyết được đặt ra để giải thích cho những hiểm nguy rình rập những con tàu và máy bay đi qua đây.
Vậy “Tam giác quỷ Bermuda” là gì, và những giả thuyết được đặt ra về sự nguy hiểm và huyền bí của vùng biển này ra sao, mời các bạn đón đọc kỳ 2: “Bermuda: Từ quái vật đến người ngoài hành tinh”.

Tam giác quỷ Bermuda: Chuyến bay định mệnh

Ngày 4/1/2013, một chiếc máy bay nhỏ chở nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Vittorio Missoni và 5 hành khách cất cánh từ đảo Los Roques, băng qua vùng biển Caribe để tới Venezuela thì bất ngờ biến mất trên màn hình radar và không để lại một dấu vết nào.
Chiến dịch tìm kiếm cứu nạn được tổ chức rầm rộ trong suốt nhiều tuần lễ sau đó, nhưng người ta không thể nào phát hiện được dấu tích của chiếc máy bay và thi thể của các nạn nhân.
Ngay lập tức, báo chí và dư luận bắt đầu râm ran tin đồn rằng hiếc máy bay và các hành khách của nó có thể đã trở thành nạn nhân tiếp theo của “lời nguyền Los Roques” - hay còn gọi là lời nguyền Tam giác quỷ Bermuda.
Năm 2008, 14 người thiệt mạng khi một chiếc máy bay thực hiện hành trình tương tự từ Los Roques biến mất. Từ đó đến nay, người ta không thể tìm thấy bất kỳ chiếc máy bay đắm nào, và chỉ một thi thể được tìm thấy - theo VolarenVenezuela, trang web hàng không dân dụng tại Venezuela cho biết.
Những vụ tai nạn và mất tích máy bay trên vùng biển này khiến người ta nhớ đến một câu chuyện đầy kỳ bí về bí mật của vùng biển ngoài khơi Bermuda, và bí mật này bắt nguồn từ một chuyến bay định mệnh của hải quân Mỹ từ năm 1945 mang tên Chuyến bay số 19.
Một buổi chiều nắng đẹp ngày 5/12/1945, một phi đội gồm 5 chiếc máy bay ném bom của Hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Fort Lauderdale ở bang Florida để thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện như thường lệ mang tên Chuyến bay số 19.
Năm chiếc oanh tạc cơ Avenger trang bị ngư lôi với phi hành đoàn 14 người cất cánh lúc 2:10 phút chiều và nhanh chóng hướng ra phía biển. Dưới sự chỉ huy của trung úy Charles Taylor, phi đội thực hiện hành trình bay theo hình tam giác để thực hiện một số bài huấn luyện ném bom tại bãi cạn Hen và Chickens.
5 chiếc oanh tạc cơ Avenger trong chuyến bay định mệnh số 19


Tuy nhiên ngay sau khi thực hiện xong bài tập ném bom, sĩ quan chỉ huy Taylor bị mất phương hướng và không thể xác định được đường bay về căn cứ. Trong thời kỳ Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) chưa ra đời, các phi công lái máy bay bay biển đều phải tự mình xác định phương hướng bằng la bàn và kinh nghiệm bản thân để biết mình đang bay theo hướng nào và ở tốc độ bao nhiêu.
Có vẻ như chiếc la bàn trên máy bay của trung úy Taylor đã bị hỏng một cách bí ẩn. Các cuộc đàm thoại vô tuyến giữa máy bay trong phi đội được ghi lại cho thấy Taylor không mang theo đồng hồ trong chuyến bay này, và anh không biết được thời gian cụ thể. Trong khi đó, việc xác định phương hướng bằng các dấu mốc là vô hiệu giữa đại dương bao la rộng lớn.
Máy bay chỉ huy của Taylor dẫn cả phi đội bay từ hướng này sang hướng khác để tìm đường về căn cứ, trong khi thời tiết trên biển dần một xấu đi và trời càng lúc càng tối.
Đài kiểm soát không lưu tại căn cứ nghe thấy Taylor vạch ra một kế hoạch mạo hiểm cho toàn phi đội, đó là ngay khi mức dầu của chiếc máy bay đầu tiên xuống dưới vạch 40 lít, tất cả 5 máy bay trong phi đội sẽ hạ cánh xuống biển.
Và đó là những lời cuối cùng mà người ta nghe thấy từ Taylor và các thành viên trong Chuyến bay số 19. Toàn bộ 5 chiếc máy bay và 14 phi công đều biến mất một cách bí ẩn trên biển, không để lại bất cứ dấu vết nào.
5 chiếc máy bay biến mất không để lại dấu vết


Các chỉ huy ở căn cứ Fort Lauderdale vô cùng lo lắng. Họ đều biết rằng oanh tạc cơ Avenger là những chiếc máy bay vô cùng ngỗ ngược. Các phi công vẫn thường gọi đùa chúng là những “con chim sắt”, hay “đồ sắt của Grumman”, bởi những chiếc máy bay này có trọng lượng rất nặng, lên tới hơn 4,5 tấn khi không mang theo vũ khí và nhiên liệu.
Sử gia Mark Evans thuộc Viện Lịch sử Hàng không Hải quân Mỹ cho biết: “Máy bay ném bom Avenger được chế tạo giống như những cỗ xe tăng. Đã rất nhiều lần chúng bị tấn công dữ dội trong các trận không chiến và vẫn có thể trở về được căn cứ. Phi công rất thích loại máy bay này.”
Với trọng lượng nặng như vậy, khi hạ cánh xuống biển, máy bay Avenger sẽ va chạm rất mạnh và nhanh với mặt nước, và nguy cơ máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ là rất cao. Ngoài ra, cơ hội sống sót của các phi công hạ cánh giữa biển trong nhiệt độ lạnh giá ban đêm gần như bằng không, và rất có thể xác của họ sẽ bị dạt vào bờ.
Ngay lập tức, một chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn đã được tiến hành cả trên biển và trên đất liền với sự tham gia của một lực lượng rất hùng hậu của hải quân, tuy nhiên họ không tìm thấy bất cứ thi thể hay mảnh vỡ nào của máy bay, cứ như thể cả 5 chiếc Avenger đã bốc hơi vào không khí.
Không chỉ có thế, một trong những chiếc máy bay cứu nạn tham gia chiến dịch này cũng biến mất một cách bí ẩn cùng với 13 thành viên phi hành đoàn tại vùng biển trên. Một chiếc tàu chở hàng ở gần đó cho biết họ nhìn thấy một quả cầu lửa và một vệt dầu loang tại vùng biển mà chiếc máy bay PBM Mariner này biến mất, tuy nhiên lực lượng cứu nạn không hề tìm thấy xác của chiếc máy bay đó.
Trong báo cáo cuối cùng của mình, Hải quân Mỹ cho rằng 5 chiếc oanh tạc cơ trong Chuyến bay số 19 gặp nạn là do lỗi của phi công, tuy nhiên gia đình của trung úy Taylor đã phản đối quyết liệt, và sau vài lần xem xét, phán quyết cuối cùng được đưa ra là “do những nguyên nhân không rõ”.
Sự biến mất đầy thảm khốc và bí ẩn của phi hành đoàn Chuyến bay số 19 đã khiến dư luận nước Mỹ bàng hoàng, và vô vàn câu hỏi đã được đặt ra về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Sau vụ tai nạn thảm khốc này, người ta mới lật lại những vụ việc đầy bí ẩn khác cũng xảy ra tại cùng một khu vực.
Tháng 3/1918, hải quân Mỹ cũng đã chịu tổn thất tại khu vực này khi chiếc tàu chiến USS Cyclops bỗng nhiên bị chìm một cách bí ẩn trong vùng biển nói trên. Đầu năm 1918, tàu Cyclops được cử đến Brazil để tiếp nhiên liệu cho một số tàu chiến Anh đang hoạt động ở phía nam Đại Tây Dương, và sau đó khởi hành từ Rio de Janiero để trở về Mỹ.
Sự mất tích của tàu chiến USS Cyclops là một trong những bí ẩn lớn nhất của biển cả


Tuy nhiên sau khi đi tới Barbados vào ngày 3/3, người ta không nhận được bất cứ tín hiệu liên lạc nào của của Cyclops. Sự mất tích không để lại bất cứ dấu vết nào của Cyclops cùng toàn bộ 306 thủy thủ và hành khách là một trong những bí ẩn lớn nhất của biển cả.
Một bí ẩn khác liên quan đến vùng biển nguy hiểm ngoài khơi nước Mỹ là vụ tàu chở hàng SS Marine Sulphur Queen “bốc hơi” cùng 39 thủy thủ và 15.260 tấn lưu huynh lỏng ở phía nam bờ biển Florida vào năm 1963.
Ngày 4/2/1963, con tàu gửi tín hiệu cuối cùng về đất liền khi đi ngang qua Florida, và sau đó mọi liên lạc với con tàu hoàn toàn bị cắt đứt. Các lực lượng cứu hộ đã phát động chiến dịch tìm kiếm nhưng không hề phát hiện ra dấu tích nào của con tàu và các thủy thủ, ngoài một số mản vỡ và áo phao cứu nạn, như thể con tàu đã biến mất vào không khí.
Mặc dù nhiều giả thuyết đã được đặt ra, nhưng nhiều năm sau vẫn không ai có thể giải thích được nguyên nhân của những vụ mất tích tàu và máy bay bí ẩn này. Đến một ngày tháng 8 năm 1964, nhà văn Vincent Gaddis viết một câu chuyện đăng trên tạp chí Argosy lật lại vụ mất tích bí ẩn của Chuyến bay số 19 và đưa ra thuật ngữ “Tam giác quỷ Bermuda” để giải thích cho nguyên nhân của những tai nạn này.
Vùng biển bí ẩn mang tên Tam giác quỷ Bermuda

Bài báo này ngay lập tức đã làm chấn động dư luận nước Mỹ và thế giới, và “Tam giác quỷ Bermuda” trở thành chủ đề bàn luận vô cùng sôi nổi trên rất nhiều tờ báo, tạp chí, sách và phim ảnh trong thời gian sau đó. Tam giác quỷ Bermuda dần dần được coi là vùng biển nguy hiểm nhất, bí hiểm nhất và mang màu sắc huyền thoại nhất thế giới, với vô số giả thuyết được đặt ra để giải thích cho những hiểm nguy rình rập những con tàu và máy bay đi qua đây.
Vậy “Tam giác quỷ Bermuda” là gì, và những giả thuyết được đặt ra về sự nguy hiểm và huyền bí của vùng biển này ra sao, mời các bạn đón đọc kỳ 2: “Bermuda: Từ quái vật đến người ngoài hành tinh”.

Đọc thêm..
Chiều ngày 27/2, đại tá Lê Văn Nghiêm, Trưởng Công an TP Thanh Hóa, xác nhận trên địa bàn xã Quảng Thắng, TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) vừa xảy ra một vụ tự tử. Nạn nhân được xác định là bà Lê Thị Dung (SN 1972, ngụ xã Nguyệt Ấn, huyện huyện Ngọc Lặc).
Trước đó, vào khuya ngày 25/2, một số người ở trọ nhà bà T. ở phường Quảng Thắng tá hỏa khi phát hiện thấy bà Dung treo lơ lửng trong phòng trọ. Mọi người đã nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng quá muộn vì bà Dung đã tử vong trước đó.
Khu phòng trọ, nơi mọi người phát hiện bà Lê Thị Dung chết trong tư thế treo cổ.
 Theo nhiều người sống gần khu trọ của bà Dung, người phụ nữ này thường đi làm về rất khuya, bề ngoài cũng là một người ăn mặc theo phong cách thời trang và có nhiều mối quan hệ xã hội.
Trước khi xảy ra vụ việc, bà Dung đã có những biểu hiện bất bình thường là mua rượu về uống, khóc lóc... Sau đó, mọi người phát hiện bà Dung treo cổ trong phòng trọ.
Một số chữ viết màu đỏ chưa xác định được máu hay sơn của bà Lê Thị Dung được phát hiện trên gác xép của phòng trọ.
Tại gác xép phòng trọ của bà Dung, có mấy dòng chữ được viết bằng màu đỏ (chưa xác định được sơn hay máu) là "Hận, không, không..." và vẽ một số hình mặt người.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an TP Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Dung.


Uống hết chai rượu, người phụ nữ treo cổ tự tử

Chiều ngày 27/2, đại tá Lê Văn Nghiêm, Trưởng Công an TP Thanh Hóa, xác nhận trên địa bàn xã Quảng Thắng, TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) vừa xảy ra một vụ tự tử. Nạn nhân được xác định là bà Lê Thị Dung (SN 1972, ngụ xã Nguyệt Ấn, huyện huyện Ngọc Lặc).
Trước đó, vào khuya ngày 25/2, một số người ở trọ nhà bà T. ở phường Quảng Thắng tá hỏa khi phát hiện thấy bà Dung treo lơ lửng trong phòng trọ. Mọi người đã nhanh chóng đưa đi cấp cứu nhưng quá muộn vì bà Dung đã tử vong trước đó.
Khu phòng trọ, nơi mọi người phát hiện bà Lê Thị Dung chết trong tư thế treo cổ.
 Theo nhiều người sống gần khu trọ của bà Dung, người phụ nữ này thường đi làm về rất khuya, bề ngoài cũng là một người ăn mặc theo phong cách thời trang và có nhiều mối quan hệ xã hội.
Trước khi xảy ra vụ việc, bà Dung đã có những biểu hiện bất bình thường là mua rượu về uống, khóc lóc... Sau đó, mọi người phát hiện bà Dung treo cổ trong phòng trọ.
Một số chữ viết màu đỏ chưa xác định được máu hay sơn của bà Lê Thị Dung được phát hiện trên gác xép của phòng trọ.
Tại gác xép phòng trọ của bà Dung, có mấy dòng chữ được viết bằng màu đỏ (chưa xác định được sơn hay máu) là "Hận, không, không..." và vẽ một số hình mặt người.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an TP Thanh Hóa đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Dung.


Đọc thêm..
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đứt cáp cầu treo tại Lai Châu khiến 50 người rơi xuống suối, 7 người thiệt mạng, Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức đã điều động các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, gây mê, ngoại, huyết học…lên hiện trường vụ lật cầu.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, trực thăng sẽ chở các bác sỹ lên cấp cứu, phẫu thuật kịp thời cho các bệnh nhân vụ sập cầu đang trong tình trạng nguy kịch.
Cây cầu nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm ở Lai Châu

 “Bệnh viện Việt Đức cử 14 chuyên gia hàng đầu ở các Khoa chấn thương sọ não, hồi sức cấp cứu... lên hiện trường. Bệnh viên đã chuẩn bị đầy đủ xe cứu thương, cơ số thuốc, dụng cụ trang thiết bị thiết yếu cho công tác cứu chữa bệnh nhân", BS Quyết nói.
Được biết, dẫn đầu đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức lên Lai Châu hỗ trợ vụ lật cầu là PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết.
Ngoài Bệnh viện Việt Đức lên hiện trường vụ lật cầu, Bệnh viện Bạch Mai cũng cử 11 bác sĩ đầu ngành đến hiện trường hỗ trợ cấp cứu.
TS. Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết,  hiện bệnh viện tỉnh và huyện không đủ phương tiện, máu và bác sĩ tay nghề cao để có thể cứu chữa tốt nhất cho bệnh nhân do đó, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 11 chuyên gia hàng đầu hiện trường, hỗ trợ, cứu chữa bệnh nhân.
Nạn nhân trong vụ sập cầu đang nằm viện

BS Hùng cho biết, đối với vụ sập cầu ở Lai Châu, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tuy có kinh nghiệm cấp cứu nhưng thiếu trang thiết bị y tế nên công tác cấp cứu chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ nhanh chóng phân loại, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
“Những gì làm được tại chỗ chúng tôi sẽ làm, nếu không được chúng tôi sẽ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên”, BS Hùng nói.
BS Hùng đánh giá, vụ sập cầu này tuy không lớn nhưng nó xảy ra với đồng bào dân tộc, nơi có địa hình hiểm trở cũng là một khó khăn đối với các bác sĩ.
Trước đó (ngày 24/2), vụ tai nạn xảy ra khi đoàn đưa tang một người đàn ông dân tộc Mông (ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình) đang đi trên cầu được khoảng 15m thì bất ngờ cầu sập, khiến tất cả đoàn đưa tang rơi xuống suối.
Sở Y tế Lai Châu cho biết, đã có 8 người thiệt mạng, 7 người chết tại hiện trường, 1 người đưa đến Bệnh viện thì tử vong. Còn lại 36 người đang trong tình trạng nguy kịch, bị thương nặng vì đa chấn thương. Tuy nhiên với năng lực của bệnh viện, từ sáng tới giờ, bệnh viện mới mổ được cho 12 nạn nhân, còn lại rất nhiều nạn nhân vẫn đang phải nằm chờ phẫu thuật. 


Hơn 30 bác sĩ đi trực thăng cấp cứu nạn nhân vụ sập cầu

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đứt cáp cầu treo tại Lai Châu khiến 50 người rơi xuống suối, 7 người thiệt mạng, Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức đã điều động các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu, gây mê, ngoại, huyết học…lên hiện trường vụ lật cầu.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, trực thăng sẽ chở các bác sỹ lên cấp cứu, phẫu thuật kịp thời cho các bệnh nhân vụ sập cầu đang trong tình trạng nguy kịch.
Cây cầu nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm ở Lai Châu

 “Bệnh viện Việt Đức cử 14 chuyên gia hàng đầu ở các Khoa chấn thương sọ não, hồi sức cấp cứu... lên hiện trường. Bệnh viên đã chuẩn bị đầy đủ xe cứu thương, cơ số thuốc, dụng cụ trang thiết bị thiết yếu cho công tác cứu chữa bệnh nhân", BS Quyết nói.
Được biết, dẫn đầu đoàn bác sĩ Bệnh viện Việt Đức lên Lai Châu hỗ trợ vụ lật cầu là PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết.
Ngoài Bệnh viện Việt Đức lên hiện trường vụ lật cầu, Bệnh viện Bạch Mai cũng cử 11 bác sĩ đầu ngành đến hiện trường hỗ trợ cấp cứu.
TS. Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết,  hiện bệnh viện tỉnh và huyện không đủ phương tiện, máu và bác sĩ tay nghề cao để có thể cứu chữa tốt nhất cho bệnh nhân do đó, Bệnh viện Bạch Mai đã cử 11 chuyên gia hàng đầu hiện trường, hỗ trợ, cứu chữa bệnh nhân.
Nạn nhân trong vụ sập cầu đang nằm viện

BS Hùng cho biết, đối với vụ sập cầu ở Lai Châu, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tuy có kinh nghiệm cấp cứu nhưng thiếu trang thiết bị y tế nên công tác cấp cứu chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ nhanh chóng phân loại, chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
“Những gì làm được tại chỗ chúng tôi sẽ làm, nếu không được chúng tôi sẽ chuyển bệnh nhân lên tuyến trên”, BS Hùng nói.
BS Hùng đánh giá, vụ sập cầu này tuy không lớn nhưng nó xảy ra với đồng bào dân tộc, nơi có địa hình hiểm trở cũng là một khó khăn đối với các bác sĩ.
Trước đó (ngày 24/2), vụ tai nạn xảy ra khi đoàn đưa tang một người đàn ông dân tộc Mông (ở bản Chu Va 6, xã Sơn Bình) đang đi trên cầu được khoảng 15m thì bất ngờ cầu sập, khiến tất cả đoàn đưa tang rơi xuống suối.
Sở Y tế Lai Châu cho biết, đã có 8 người thiệt mạng, 7 người chết tại hiện trường, 1 người đưa đến Bệnh viện thì tử vong. Còn lại 36 người đang trong tình trạng nguy kịch, bị thương nặng vì đa chấn thương. Tuy nhiên với năng lực của bệnh viện, từ sáng tới giờ, bệnh viện mới mổ được cho 12 nạn nhân, còn lại rất nhiều nạn nhân vẫn đang phải nằm chờ phẫu thuật. 


Đọc thêm..